Phải khẳng định rằng kế toán tổng hợp là cánh tay phải của kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp là một trong những vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp. Bên cạnh việc am hiểu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kế toán tổng hợp cần phải thường xuyên trau dồi các kỹ năng công việc thực tế.
1. Công việc của kế toán tổng hợp?
Mô tả công việc chung của một kế toán viên tổng hợp
Nhóm công việc hàng ngày
– Hỗ trợ nhân viên kế toán khác thông qua việc điều phối hoạt động và giải đáp thắc mắc.
– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, các chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
– Hạch toán thu nhập, khấu hao, chi phí, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT.
– Theo dõi và quản lý công nợ; tính toán giá thành sản xuất thực tế theo từng sản phẩm; tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu, phụ liệu đi kèm và chi phí sản xuất dở dang.
– Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho (Nhập – Xuất – Tồn kho), thời gian tồn kho thông qua kế toán kho.
– Giám sát các hoạt động hàng ngày công việc kế toán…
– …
Nhóm công việc hàng tháng
– Theo dõi, nắm bắt tình hình số liệu báo cáo kho định kỳ hàng tháng và tình hình thực tế số liệu sản xuất tháng (nếu có).
– Tính lương, thưởng (nếu có), thực hiện các khoản trích theo lương theo quy định của nhà nước.
– Tạo bảng phân bổ các chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn .
– Trích khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ.
– Kiểm kê tài sản cố định, công cụ dụng cụ theo định kỳ
– Đối chiếu và chỉ ra số liệu chi tiết các khoản phân bổ, trả trước, trích trước hàng tháng.
– Thực hiện bút toán phân bổ trong sản xuất và kết chuyển kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Lập Báo cáo thuế theo quy định…; theo dõi việc lập, nộp bảng kê hóa đơn GTGT đầu ra, đầu vào, thuế TNCN, thuế TNDN.
– Lập các Báo cáo Nội bộ theo yêu cầu của lãnh đạo, ví dụ: hệ thống báo cáo quản trị đặc thù theo chỉ đạo của lãnh đạo.
Nhóm công việc hàng quý
– Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN theo quý (nếu có).
– Lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý.
– Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý; các báo cáo nội bộ (theo yêu cầu quản lý); tổng hợp các số liệu hạch toán từ các phân hệ Phải thu/Phải trả. Kế toán kho… lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
– Kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết từng phần hành với sổ cái.
Nhóm công việc hàng năm
– Đầu năm: Nộp Thuế môn bài (với DN đã và đang hoạt động); Nộp tờ khai Thuế môn bài và tiền thuế môn bài (Đối với DN mới thành lập); Thực hiện các bút toán đầu năm tài chính mới như: kết chuyển lãi lỗ năm tài chính cũ và hạch toán chi phí thuế môn bài năm tài chính mới.
– Cuối năm: kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp; Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết; lập tờ khai quyết toán thuế TNDN và TNCN; lập Báo cáo tài chính/ Báo cáo quản trị và in sổ sách theo quy định…
2. Quy trình kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp
Quy trình kế toán tổng hợp gồm các bước công việc kế toán kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định trong thực tiễn công việc làm kế toán.
Mô tả cụ thể:
– Quá trình kinh doanh sẽ phát sinh ra các nghiệp vụ kinh tế – tài chính hay các giao dịch. Nhiệm vụ của kế toán chính là tạo ra các chứng từ kế toán (bằng chứng pháp lý) để chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành các giao dịch.
– Bước đầu tiên trong quy trình kế toán sẽ lập hoặc thu nhận chứng từ gốc. Chứng từ kế toán được lập vào thời điểm phát sinh giao dịch là chứng từ gốc. Đây cũng là bằng chứng và căn cứ pháp lý để kế toán tiến hành ghi nhận các giao dịch vào những phương tiện nhất định sau khi đã kiểm tra chứng từ, xử lý và phân tích các giao dịch.
– Bước tiếp theo trong quy trình kế toán là ghi chép các nghiệp vụ vào tài khoản và sổ sách kế toán.
– Hai bước công việc này người kế toán phải thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt kỳ kế toán. Bởi vì trong kỳ kế toán tại mỗi đơn vị có hàng trăm hàng ngàn giao dịch xảy ra mà nhiệm vụ của người làm kế toán là phải nhận biết và ghi chép lại.
– Các bước tiếp theo trong chu trình kế toán chính là khoá sổ và lập báo cáo tài chính cuối kỳ.
Để thực hiện được các công việc kể trên trong qui trình kế toán, người làm phải am hiểu và vận dụng được các nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp và chế độ kế toán.
3. Mẫu sổ và phiếu kế toán tổng hợp
Sổ kế toán tổng hợp là một trong các loại sổ sách kế toán, làm căn cứ cho việc hạch toán những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian có liên quan đến Doanh nghiệp.
Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Sổ nhật ký chung và sổ cái.
Tại mỗi doanh nghiệp, sổ kế toán tổng hợp của mỗi đơn vị phải khoa học, hợp lý và đảm bảo cho việc ghi chép, hệ thống hóa tập hợp các thông tin, phục vụ công tác quản lý kinh tế và tạo điều kiện cho việc kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước.
Phiếu kế toán tổng hợp chính là chứng từ kế toán, do kế toán lập, căn cứ vào đó để người lập hoặc kế toán phần hành khác nhận được hạch toán các nghiệp vụ vào sổ, vào NKCT.
Cách đề thực hiện tốt công việc của kế toán tống hợp
– Nắm vững nghiệp vụ kế toán, quy định về thuế, có khả năng tổng hợp vấn đề.
– Có năng lực hướng dẫn, sắp xếp và xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
– Tổng hợp và phân tích báo cáo báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính.
– Thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được giao chính xác và đúng quy định.
– Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh doanh, quy trình công nghệ, sản xuất trong công ty.
– Sử dụng máy vi tính thành thạo ( phần mềm excel, phần mềm kế toán).
Hiện nay, người làm công việc kế toán tổng hợp cũng đã có thể hoàn thành tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn công việc của mình nhờ vào các công cụ hỗ trợ như các phần mềm chuyên dụng. Phần mềm Kế toán quản trị trong hệ thống giải pháp ERP-Life mà FES cung cấp chính là trung tâm kết nối số liệu với tất cả các phân hệ khác để nhận và tổng hợp số liệu.
Sử dụng phần mềm EFFECT sẽ giúp Bộ phận Kế toán, Kế hoạch và Ban lãnh đạo dễ dàng theo dõi, đánh giá, hoạch định tình hình. Từ đó có những chiến lược thay đổi kịp thời và chính xác đối với doanh nghiệp.
(sưu tầm)