uộc đấu trí trong thời đại công nghệ vẫn tiếp diễn, khi mà các loại phần mềm mới bắt đầu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để học cách tránh được những bức tường phòng thủ tốt nhất.
Các kỹ thuật trí thông minh nhân tạo đã được một nhóm từ IBM Corp sử dụng (được gọi là học máy), để xây dựng các chương trình hack có khả năng né được các biện pháp phòng thủ hàng đầu.
Trong khi đó, thay vì kỹ thuật thông thường là phân tích code của phần mềm để tìm các dấu hiệu độc hại thì các biện pháp phòng thủ tân tiến nhất lại kiểm tra thứ mà phần mềm tấn công đang làm. Tuy nhiên, những thể loại chương trình điều khiển bằng AI mới có thể được huấn luyện để duy trì trạng thái “ngủ đông” cho đến khi chúng chạm đến được mục tiêu cụ thể làm chúng khó có thể dừng được.
Những mềm tấn công sở hữu cơ chế làm việc quá tốt, khó có thể bị chặn lại. Không ai có thể ngăn chặn được các phần mềm độc hại mà dựa vào học máy hay các biến thể khác của trí tuệ nhân tạo.
Các hacker cấp quốc gia tiêu biểu nhất đã chỉ ra rằng, họ có thể tạo ra các chương trình tấn công mà sẽ kích hoạt chỉ khi chúng đã đạt tới mục tiêu. (Ví dụ: Stuxnet, được triển khai bởi các cơ quan tình báo Mỹ và Israel).
DeepLocker – một nỗ lực của IBM đã chứng minh mức độ chính xác tương tự cũng có thể đạt được bởi những người với ít nguồn tài nguyên hơn một chính phủ quốc gia. Tại một cuộc trình diễn sử dụng những bức ảnh có sẵn của mục tiêu mẫu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một phiên bản phần mềm chat video hội thảo đặc biệt mà sẽ chỉ hoạt động khi nó phát hiện được khuôn mặt của mục tiêu.